Tác dụng của chân máy ảnh để có thể chụp được những bức ảnh đẹp

Như các bạn đã biết thì chân máy luôn là đồ hữu dụng cho những người thích chụp phong cảnh, kể cả với máy ảnh du lịch. Vậy tại sao phải cần có nó cho việc bạn chụp ảnh phong cảnh? Đơn giản.

Vì:

1. Chụp với ống kính lớn.

Trong trường hợp, bạn chụp ảnh với những ống kính zoom dài, thì tốt nhất là bạn phải có chân máy hỗ trợ để chống rung. Tỷ lệ thông thường chống rung khi chụp tele là tốc độ bằng 1/độ dài tiêu cự. Ví dụ, chụp ở tiêu cự 200mm, tốc độ cửa trập tối thiểu phải khoảng 1/200 giây.

 

2. Chụp sát đất.

Nếu muốn tạo sự khác biệt, bạn có thể hạ thấp chân máy xuống sát đất, rồi hướng máy ảnh chú trọng tới tiền cảnh nhiều hơn, nhấn mạnh một số chi tiết cận cảnh mà thông thường nếu cầm máy trên cao chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua.

3. Chụp trên nước.

Để có những bức hình đẹp như ý muốn, đôi khi bạn phải nhúng chân trong dòng nước chảy xiết, vậy hãy để một chân máy chắc chắn sẽ giúp bạn cầm vững máy ảnh thay làm điều đó, còn bạn giữ máy trên bờ.

4. Chụp mặt nước mờ:

Nếu bạn muốn có một bức hình sống động mô tả chuyển động của thác nước, dòng sông, con suối, hay mặt hồ gợn sóng, thì bạn phải chuyển về chụp tốc độ chậm. Song, nếu cầm tay, tốc độ chậm này cũng sẽ làm mờ luôn cả các chi tiết cần nét trong ảnh do máy bị rung. Và để khắc phục điều này, thì bạn nên sử dụng tới chân máy để có thể chỉnh tốc độ xuống thấp bao. Nhưng có một lưu ý là, khi đặt trên chân máy, nên dùng điều khiển từ xa chụp hoặc đặt chế độ chụp tự động, tránh đụng vào máy khiến cho máy bị rung.

5. Chụp nhiều kiểu phơi sáng.

1377188_653009091389313_352839471_n
Dịch vụ rửa ảnh, ảnh ép lụa, ép uv, ảnh gỗ.. giá rẻ nhất Hà Nội

Trong trường hợp, bạn muốn chụp những cảnh mà máy ảnh không thể ghi hết được mọi mức độ phơi sáng, bạn có thể chụp một loạt kiểu độc lập với các mức phơi sáng khác nhau, sau đó có thể kết hợp lại thành một bức duy nhất ở phần xử lý ảnh hậu kỳ để có thể có được những bức ảnh HDR ấn tượng. Với kiểu ảnh này, chân máy sẽ là thiết bị hữu dụng bởi lẽ chỉ cần bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng sẽ khiến cho các chi tiết của cùng một cảnh không còn khớp nữa.

Rửa ảnh đẹp, in ảnh gỗ giá rẻ – địa chỉ rửa ảnh đẹp và giá rẻ tại Hà Nội

6. Chụp toàn cảnh Panorama.

Để có khung cảnh panorama đúng nghĩa và đẹp, bạn nên sử dụng chân máy để dễ dàng hơn trong việc cố định khuôn hình, từ đó có được khung hình chuẩn hơn và dễ ghép nối hơn. Về cách tùy chỉnh bạn nên để ở chỉnh tay và phải được chỉnh trước khi chụp.
DSC_4857

7. Chụp ánh sáng yếu.

Khi bạn chụp ảnh bình minh, hoàng hôn hay chụp ảnh đêm để có thể thu được cả bầu trời sao một cách chân thực, lãng mạn nhưng vẫn đầy sống động, cũng đòi hỏi phải chụp ở tốc độ đủ chậm, nghĩa là phải dùng đến chân máy nếu không muốn bức ảnh kết quả của mình bị nhòe mờ.

8. Chụp cao.

Nếu muốn chụp bầu trời với bóng hoàng hôn rực rỡ, bạn có thể cầm tay giơ lên nhưng với tư thế như vậy bạn sẽ nhanh thấy mỏi và cảm thấy không thoải mái, nguy cơ nhòe mờ vẫn rất cao, cho nên cách an toàn nhất vẫn là sử dụng tới một chân máy ảnh rồi nâng hết cỡ chân máy và điều chỉnh khi đó bạn sẽ có những tấm hình như ý muốn.

9. Chụp trời gió.

Để có một bức ảnh đẹp ngay trong khoảnh khắc này, thì cần có một chân máy vững chắc đủ để có thể giữ cho máy ảnh không chỉ không rung mà còn vững chãi trước gió. Bạn có thể treo túi máy ảnh hoặc vật gì đó vào móc của cột trung tâm chân máy để tăng trọng lượng cho chân. Nếu trời gió to, bạn phải tỳ người để lấy điểm tựa, có thể sử dụng kèm chân đế kiểu mũi nhọn để tăng cường độ chắc chắn cho máy ảnh.

Contact Me on Zalo