Với những ý tưởng này, cộng với sự hỗ trợ của dịch vụ In ảnh lên gỗ, chắc hẳn bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời để kỉ niệm ngày trọng đại nhất của đời mình. Hơn nữa, In ảnh lên gỗ cam kết đưa ra giá rẻ nhất với chất lượng đảm bảo nhất, nhanh chóng và có cả những món quà bất ngờ đặc biệt dành cho khách hàng.
ẢNH CƯỚI PHÓNG SỰ GIỜ ĐANG LÀ MỐT
Chụp ảnh cưới phóng sự đang là mốt trong cách tổ chức đám cưới ngày nay của giới trẻ, nhiều cô dâu chú rể muốn chụp ảnh cưới phóng sự do họ bị cuốn hút bởi sự mới lạ, vẻ đẹp của những bức ảnh cưới phóng sự. Nhưng cô dâu chú rể vẫn còn băn khoăn chọn lựa bởi sự chênh lệch về giá chụp ảnh giữa ảnh cưới truyền thống và ảnh cưới phóng sự là một khoảng cách xa.
Tìm hiểu về “ảnh cưới truyền thống”
Theo lời của anh Thành Thắng, một nhiếp ảnh gạo cội có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh cưới tại TP.HCM cho biết “Từ năm 2000 trở về trước, tụi tui không có máy ảnh kỹ thuật số mà chỉ chụp bằng máy cơ, chụp bao nhiêu hình thì mua bấy nhiêu phim”. Để chụp cho chuẩn và đẹp thì nhiếp ảnh phải sắp xếp, đạo diễn cho chủ nhà để có những khuôn hình chỉn chu nhất, bấm máy cú nào chắc ăn cú đó rồi thành thói quen, cho đến khi chuyển qua sử dụng máy ảnh kỹ thuật số nhiếp ảnh cũng chụp theo kiểu đóng khung như vậy.
Cũng theo anh Thành Thắng, do chi phí đầu tư việc chụp ảnh trước đây cao, mỗi cú bấm máy đều tốn tiền nên người chụp bắt buộc phải tính tiền từng tấm, bao gồm cả tiền rửa ảnh mỗi tấm khổ 10x15cm thì giá dao động từ 8-10 ngàn đồng. Chính vì lẽ đó mà trước khi đặt dịch vụ chụp ảnh, gia chủ và nhiếp ảnh phải có thỏa thuận với nhau về số lượng ảnh chứ nhiếp ảnh không được chụp lung tung. “Mỗi đám tiệc chỉ chụp từ 100-200 ảnh, nhà nào sang lắm mới chụp 400-500 tấm, nên khi cầm máy chụp mình phải tính toán để làm sao khi ra hình người ta sẽ lấy, còn không thì mình lỗ tiền phim và tiền rửa ảnh” – Anh Thắng nói.
Ảnh cưới phóng sự do nhiếp ảnh Trần Hoài Việt thực hiện – Ảnh: www.weddingplanner.vn
Ảnh cưới phóng sự là gì?
Đối với lĩnh vực báo chí thuật ngữ photojournalism không có gì mới lạ, đó chính là những “phóng sự ảnh” về cuộc sống con người, thiên nhiên, thể thao, chiến tranh… mà chúng ta vẫn được cập nhật trên các báo hàng ngày. Ảnh phóng sự đòi hỏi miêu tả chân thực về nội dung diễn biến của một sự vật, sự kiện mà nhiệm vụ của người nhiếp ảnh chỉ là ghi lại khoảnh khắc và không được phép can thiệp dẫn đến thay đổi sự vật, sự việc đó.
Ảnh cưới phóng sự do nhiếp ảnh Trần Hoài Việt thực hiện – Ảnh: www.weddingplanner.vn
Ảnh cưới phóng sự chính là thể loại wedding photojournalism được du nhập vào Việt Nam từ khoảng 2005, bắt đầu phát triển từ 2008-2009 đến nay và ngày càng được các cô dâu chú rể trẻ yêu thích. Nhờ có máy chụp ảnh kỹ thuật số mà nhiếp ảnh phóng sự cưới chụp thoải mái và sáng tạo hơn, anh Trần Hoài Việt nhiếp ảnh phóng sự cưới tại Viet Nam Wedding Planner cho biết “mỗi sự kiện mình chụp trung bình từ 800 – 1000 ảnh và giao toàn bộ cho khách, cũng tùy theo chương trình sự kiện và tính cách của cô dâu chú rể mà số lượng hình có thể nhiều hơn”. Chụp không giới hạn về số lượng ảnh miễn sao để ghi lại các khoảnh khắc đẹp nên nhiếp ảnh chụp phóng sự cưới thường bị các tay nhiếp ảnh gạo cội gọi là chụp lung tung, bố cục lộn xộn bởi thấy cái gì cũng chụp, còn các bậc phụ huynh của cô dâu chú rể thì nghe tiếng máy bấm mà hãi hùng vì sợ không có tiền trả do quan niệm chụp tính phí từng tấm. Trên thực tế thì ảnh cưới phóng sự sau khi xem lại được nhiều nhận xét tốt, đa số đều tỏ ra rất thích thú với ảnh cưới phóng sự bởi có nhiều khuôn hình độc đáo, nhiều khoảnh khắc bất ngờ mà ngay cả nhân vật trong ảnh cũng không ngờ tới.
Ảnh cưới phóng sự mang đến cảm xúc chân thực cho người xem, bởi chính những sự kiện, diễn biến và cảm xúc của nhân vật trong ảnh, khi xem một bức ảnh cưới phóng sự, người xem cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của nhân vật tại thời điểm diễn ra sự kiện, điều đó khiến cho bức ảnh có giá trị hơn cả và giúp cho thể loạiảnh cưới phóng sự ngày càng được ưa chuộng. Bên cạnh đó, ảnh cưới phóng sự mang đến sự mới lạ bởi cách lấy bố cục khung hình táo bạo hơn, hoặc sử dụng các loại ống kính góc rộng để tạo hiệu quả đặc biệt về hình ảnh mặc dù các điều này không được những người theo trường phái cổ điển ủng hộ bởi quan niệm chụp ảnh là khung hình phải chuẩn, bố cục phải đầy đủ chi tiết không được cắt đầu (cắt tay, cắt chân) hoặc làm biến dạng hình ảnh.
Ảnh cưới phóng sự do nhiếp ảnh Trần Hoài Việt thực hiện – Ảnh: www.weddingplanner.vn
Chọn chụp ảnh cưới phóng sự hay ảnh cưới truyền thống?
Đây cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều cô dâu chú rể khi phải chọn lựa, ngoài sự chênh lệch về chi phí giữa hai thể loại còn là quan điểm về cái đẹp, phải làm sao để hài lòng được tất cả các bên. Anh Dean Trần quản lý của TMC Photography cho biết “Tôi thường khuyên khách hàng chọn lựa phong cách chụp ảnh dựa theo đối tượng khách mời trong đám cưới, nếu chủ yếu là khách của ba mẹ thì mình nên chụp truyền thống để phù hợp với tuổi tác và quan niệm của khách mời, đồng thời làm phụ huynh của cô dâu chú rể hài lòng, ngược lại nếu chủ yếu khách là bạn bè của cô dâu chú rể thì chọn chụp ảnh cưới phóng sự. Tất nhiên nếu gia đình nào có điều kiện thì tốt nhất là chọn cả hai phong cách”.
Với quan điểm đời người có một lần nên cô dâu chú rể thường không tiếc tiền cho các dịch vụ ảnh tuy nhiên hãy cân đối về tài chính trước khi bạn quyết định chọn lựa để ngày vui càng thêm vui.
Uyên ương Việt chi nghìn đô chụp ảnh cưới ở châu Âu
Anh Trung và Thiên Hoa (Hà Nội) gặp rồi yêu nhau khi cả hai đang là du học sinh tại Đức. Trở về nước được 2 năm, họ muốn tổ chức đám cưới nhưng mọi thứ phải thực hiện theo cách riêng của họ. Nhà cô dâu sở hữu một công ty ăn nên làm ra, còn bố chú rể làm ngoại giao, có nhiều cơ hội đi nước ngoài, cộng thêm việc cả hai nhân vật chính đều làm trong công ty liên doanh nổi tiếng, nên kinh tế không phải là điều khiến họ băn khoăn. Mục tiêu lớn nhất cặp uyên ương này đặt ra là một đám cưới ấn tượng, sang trọng và điều đầu tiên họ nghĩ tới là bộ ảnh cưới được chụp tại những địa điểm kỷ niệm tình yêu ở trời Tây.
Ảnh cưới lãng mạn trong ánh hoàng hôn ở thiên đường chốn trần gian – đảo Santorini (Hy Lạp). |
Họ tìm hiểu khắp các diễn đàn và tham khảo ý kiến mọi người để tìm cho được một studio ưng ý. Và sau một tuần lễ rong ruổi Đức – Hà Lan – Pháp, cả hai đã có những tấm ảnh cưới đẹp như mơ chụp ở lâu đài cổ tích Neuschwanstein (Đức), trên cánh đồng cối xay gió và chân tháp Eiffel. Tất nhiên, cái giá họ phải trả không hề nhỏ. Toàn bộ chuyến đi chụp ảnh cưới và chi phí làm album, rửa ảnh lên tới gần 20.000 USD.
Anh Trung và Thiên Hoa không phải là trường hợp duy nhất rút hầu bao chi mạnh cho công đoạn “nhỏ nhoi” này. Gần đây, xu hướng chụp ảnh cưới ở châu Âu đang là mốt của những gia đình khá giả. Trào lưu này bắt đầu nở rộ từ đầu năm 2012 nhưng đa phần được thực hiện ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Theo nhiếp ảnh gia Nâu Jp, các nước này có nhiều lợi thế như: đi lại thuận tiện, không phải xin visa, văn hóa và lối sống gần gũi với Việt Nam, đi chụp ảnh cưới kết hợp mua sắm…
Những bộ ảnh cưới như thế này có giá khoảng 2.000 USD cho một ngày chụp ảnh, váy cưới, trang điểm cô dâu và đồ của chú rể. Thời điểm đầu năm 2012, chụp ảnh cưới ở châu Âu mới là nhu cầu của một số ít người chứ chưa phát triển thành xu hướng như hiện nay.
Khung cảnh đường phố châu Âu xa hoa, hiện đại hấp dẫn các cô dâu, chú rể. |
Đời sống phát triển kéo theo mọi nhu cầu đều tăng lên. Các cô dâu, chú rể có điều kiện không chỉ đi chụp ảnh cưới theo cách thông thường mà còn muốn biến nó thành kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Điều này đã tạo điều kiện cho dịch vụ ảnh cưới kết hợp du lịch (Travel – wedding photography) ra đời.
Nhiếp ảnh gia Tony de Long, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này, cho biết: “Xu hướng này sẽ ngày càng được nhiều người quan tâm và mơ ước, nhưng để thực hiện đầu tiên bạn phải có điều kiện tài chính thật vững. Giá cho một album ảnh cưới chụp ở 3-5 nước châu Âu dao động 10.000-15.000 USD, bao gồm chi phí trọn gói từ ăn, ở, chụp ảnh, trang phục, make up… Cô dâu, chú rể hầu như không phải bỏ thêm chi phí gì nữa và sẽ chụp ảnh cưới kết hợp tham quan, mua sắm”. Với chi phí đắt đỏ như vậy, ngoại trừ một số cặp có “của để dành” hoặc được gia đình hỗ trợ, phần lớn phải lên kế hoạch tiết kiệm từ rất lâu.
Một lý do nữa kéo dài thời gian chờ đợi của các cô dâu, chú rể là phải “rình” thời điểm chụp. Chẳng hạn muốn chụp ảnh cưới ở đồng hoa tulip Hà Lan phải đi từ giữa tháng 4 đến tháng 5 hay hoa oải hương ở vùng Provence (Pháp) chỉ nở từ đầu tháng 7 tới hết tháng 8. Vì thế, nếu không sắp xếp được công việc mà sang chệch mùa hoa thì coi như “công cốc”. Đó là chưa kể hiện nay, các studio có dịch vụ trọn gói chụp ảnh cưới ở châu Âu chưa nhiều nên bạn sẽ bị lỡ “giờ vàng” nếu không nhanh tay đặt trước. Bởi thế, chụp ảnh cưới ở châu Âu không chỉ tốn kém mà còn rất kỳ công.
Những gian nan để có những khung hình đẹp
Phần lớn mọi người nghĩ rằng khi sang châu Âu chụp ảnh cưới, khó khăn lớn nhất là xin visa và làm thủ tục giấy tờ, nhưng với các studio có kinh nghiệm thì vấn đề này lại trở nên đơn giản. Ngoài gói Travel – wedding photograph như trên, hiện nay, một số studio cũng hợp tác với các công ty du lịch để vừa dễ dàng về mặt giấy tờ lại có thể xây dựng lịch trình một cách bài bản, chu đáo.
Khi mọi thủ tục để “cất cánh” đã xong xuôi, khó khăn lớn hơn cả với êkíp chụp ảnh từ Việt Nam sang chính là ngôn ngữ, văn hóa và địa hình. Những người đã đi nhiều, am hiểu sẽ biết thời điểm nào nên chụp và chụp như thế nào, ở đâu sẽ cho bức ảnh đẹp nhất. “Cũng là chụp ảnh dưới chân tháp Paris nhưng chỉ có những người từng sống hoặc từng đến đó vài lần mới biết khi nào vắng người để dễ dàng chụp và góc chụp nào sẽ lấy được bao quát khung hình”, nhiếp ảnh gia Tony de Long cho biết.
Ngoài ra, còn có các yếu tố bất ngờ mà êkíp không thể lường trước như mưa, bão… Khi đó, việc chụp hình có thể sẽ phải hoãn và thời gian ở lại bị kéo dài hơn. Với những chi phí phát sinh như thế này, khách hàng sẽ bị bối rối nếu không chuẩn bị ngân sách dồi dào. Tất nhiên, studio sẽ thỏa thuận với khách hàng trước khi ký hợp đồng về những điều có thể phát sinh, nhưng thỉnh thoảng, vẫn có studio quên tư vấn, gây tâm lý bức xúc cho cả khách hàng lẫn studio, ảnh hưởng đến chất lượng bộ ảnh. Cô dâu, chú rể cần lưu ý điều này.
Muốn chụp ảnh cưới ở cánh đồng hoa oải hương tím biếc, cô dâu, chú rể phải đi trong khoảng thời gian từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8. |
Với tâm lý “cả đời mới có một lần”, cộng thêm điều kiện kinh tế thuận lợi nên nhiều cặp nhanh chóng quyết định đi châu Âu, dẫn đến việc tốn kém và tự chuốc bực mình. Hầu như bất kỳ studio lớn nào cũng có thể dễ dàng xoay sở cho bạn một chuyến đi châu Âu chụp ảnh, nhưng hiệu quả thế nào mới là điều quan trọng. Những nơi còn khá xa lạ với các “tay máy” Việt Nam như Hy Lạp, Đức, Hà Lan thì khó khăn đầu tiên là chọn địa điểm và thời điểm chụp.
Theo lời khuyên của những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn trẻ không nên chụp ảnh cưới chỉ vì chạy theo một xu hướng mới lạ nào đó mà hãy cân nhắc thật kỹ để sử dụng đồng tiền hiệu quả. Hãy gặp trực tiếp quản lý studio và nhiếp ảnh gia để tư vấn trước khi quyết định. Qua cách nói chuyện của họ, qua bản thông tin kinh nghiệm và sản phẩm đã ra lò, bạn sẽ biết lời quảng cáo có đúng sự thật hay không. Việc tư vấn có thể thực hiện vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thực sự tin tưởng và sẵn sàng cho một chuyến hành trình.
Bạn đừng quên tìm hiểu kỹ về studio ảnh cưới mình sẽ thuê và xem trước các album họ từng thực hiện. |
Ảnh cưới đẹp là mong muốn của tất cả cặp uyên ương nhưng đây cũng được xem như công đoạn chính thức đầu tiên khi chuẩn bị cho ngày trọng đại nên phần lớn cô dâu, chú rể đều quan niệm “đầu xuôi, đuôi mới lọt”. Hãy đem đến cho nhau những kỷ niệm đẹp đẽ ngay từ khi mở đầu, đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên album cưới có giá trị lâu dài.